Truyền thông xã hội, Facebook, Twitter đã không còn xa lạ gì với con người trong kỷ nguyên số. Nhưng biến những sở thích cá nhân thành những giá trị giúp ta thành công hơn trong công việc thì đã mấy người nghĩ tới?
Tại sao bạn lại muốn sở hữu riêng cho mình một blog?
Ngày nay, vì một số lý do nào đó mà một người nào đó tạo riêng một Website chỉ cho phép những người tham gia không được viết quá 140 ký tự. Điều này làm động lực giúp phát triển những ý tưởng ngớ ngẩn nhất, và Tweet ra đời.
Nhưng bạn hãy nhớ lại thời kỳ vài năm về trước, khi mọi người đổ xô nhau đi viết blog. Rất nhiều tạp chí đề cập tới blog. Vậy blog là gì? Phải chăng nó sẽ giết chết truyền thông truyền thống? Những ai thì nên viết blog? Tại sao họ lại quan tâm tới những gì bạn viết trong blog?
Bây giờ, blog có cái gì đó gần giống với truyền thông truyền thống hơn nhưng nó vẫn mang điểm gì đó mới mẻ.
Tuy tiếng tăm blog của The New York Times và CNN không sánh bằng uy tín mà hai công ty này xây dựng bấy lâu nhưng cả hai đều sở hữu và phát triển những blog của riêng mình. Vài năm về trước, đặc biệt là trong thời gian bầu cử, blog đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong vấn đề cập nhật tin tức, và quảng bá cho các nhóm bầu cử. Các tập đoàn lớn thông qua blog có thể tạo dựng được mối quan hệ tốt hơn với khách hàng của họ.
Vậy câu hỏi dành cho bạn là: Bạn có đang sở hữu riêng cho mình một blog? Nếu như bạn chưa tạo riêng cho mình một blog, có thể là bạn đã để lỡ rất nhiều cơ hội để thăng tiến trong công việc rồi đấy.
Tại sao bạn lại muốn sở hữu riêng cho mình một blog?
Trong một cộng đồng đông người tham gia, tại sao bạn lại muốn mình trở thành một hạt cát trong một đại dương ấy? Adrienne Waldo đã có suy nghĩ như vậy trước khi cô bắt tay vào xây dựng một blog của riêng mình.
Nhưng có một lần, trước khi cô đăng tiếp một bài viết lên, cô nhận thấy rằng mọi người rất thích đọc những bài viết của cô. Điều này rất có ích cho công việc phóng viên của cô, và cô tin rằng nó cũng giúp ích rất nhiều cho những người khác.
Waldo chia sẻ: “Đặc biệt đối với những người vừa mới tốt nghiệp, Blog là một yếu tố bổ sung cho sơ yếu lý lịch đặc biệt quan trọng. Nó là một ví dụ điển hình chứng minh khả năng viết lách của bạn. Nó cung cấp cho nhà tuyển dụng một cái nhìn đặc biệt về khả năng cá nhân của bạn, đó chính là khả năng viết văn. Nó cũng đặc biệt chỉ cho nhà tuyển dụng biết một điều rằng bạn là một người thành thạo tin học, có ý chí tiến thủ - hai yếu tố này là rất cần thiết khi bạn tham gia vào thị trường lao động.”
Tất nhiên là đối với một blog thiếu định hướng và sự chăm chút, để tâm thì nó sẽ không giúp cho chúng ta nhiều. Vì vậy nên Waldo cho các blogger một lời khuyên là nên đặt ra những mục tiêu cho blog của mình trước khi định viết một cái gì đó.
Waldo còn cho biết thêm: “Một blog tốt có thể mang lại cho bạn vô số những lợi ích, vì vậy nên tốt nhất là trước khi bắt tay vào làm, bạn hãy xác định mục đích khi bạn viết blog đó là gì? Nó là một yếu tố rất quan trọng khẳng định khả năng của bạn trong thị trường lao động thời đại ngày nay.”
Một blog tốt có thể giúp ích cho bạn rất nhiều cho dù bạn có được tuyển dụng hay không. Trên thực tế thì một blog cũng giống như rất nhiều công cụ tìm việc theo cách truyền thống khác, theo như lời của Lauren Milligan của ResuMAYDAY, một trung tâm cung cấp dịch vụ về viết sơ yếu lý lịch.
Bạn sẽ trình bày Blog của bạn như thế nào với nhà tuyển dụng?
Truyền thông thời kỳ mới cung cấp những công cụ rất hữu hiệu đối với cả nhà tuyển dụng, người tìm việc, cũng như các nhân viên. Facebook, Twitter và Blog đang ngày càng trở thành công cụ phổ biến mà các nhà tuyển dụng sử dụng để tìm kiếm nhân viên tài năng cho doanh nghiệp mình.
Nhưng dường như mọi người vẫn chưa thể nắm bắt được hết những quy luật của truyền thông xã hội. Và có thể là bạn chưa biết là bằng cách nào để bạn có thể chứng minh cho nhà tuyển dụng biết rằng bạn có thể sử dụng tin học một cách thành thạo, và kỹ năng làm việc của bạn là rất chuyên nghiệp. Milligan cho biết: rất đơn giản, nó thể hiện toàn bộ trong cách thức bạn trình bày blog của bạn như thế nào trong buổi phỏng vấn.
Việc mà Milligan thường làm đối với khách hàng của mình là cô chèn đường link địa chỉ blog của họ vào phần liên lạc trong sơ yếu lý lịch. Cô cũng gợi ý bạn làm tương tự như vậy đối với sơ yếu lý lịch của mình. Một lời khuyên nữa cô cho rằng nó có ích là hãy đề cập tới blog của bạn trong phần giới thiệu tóm tắt chung về quá trình làm việc.
Milligan cho biết: “Một câu hỏi thường được các nhà tuyền dụng đặt ra là: Bạn thấy mình có điểm gì khác biệt so với các ứng viên khác?”. Và một câu trả lời độc đáo, khác biệt nên là: “Một điều khẳng định sự khác biệt giữa tôi và các ứng viên khác là khả năng nắm bắt những xu hướng hiện nay và giới thiệu nó với quý công ty. Tôi là tác giả của một blog, mà trong vòng tám tháng qua, mỗi tuần trung bình có hơn 2000 lượt truy cập. Blog này của tôi thể hiện những xu hướng, và những cải tiến trong nền công nghiệp của đất nước chúng ta.”
Cô cũng luôn cho rằng nếu trong buổi phỏng vấn bạn luôn khẳng định rằng nếu được vào làm việc, bạn sẽ luôn tôn trọng những thành quả làm việc của những nhân viên cũ của công ty, và mục đích của bạn là làm gạch nối giữa những cái cũ và cái mới. Nếu bạn nhấn mạnh rằng bạn là một người luôn cầu tiến, và những lợi ích nó mang lại cho công ty đó là gì, trong khi đó bạn luôn chứng minh rằng bạn là một người đồng nghiệp tốt, hòa đồng. Như vậy, bạn đã gây được ấn tượng mạnh đối với nhà tuyển dụng rồi đó.
Milligan cũng cho biết thêm: “Bản thân tôi cũng là một nhà tuyển dụng nên tôi chắc chắn rằng mọi nhà tuyển dụng đều sẽ có một chút cân nhắc đối với những ứng viên đó hơn là đối với những người khác.”
Cả Milligan và Waldo đều nhấn mạnh vào sự quan trọng khi bạn nhận ra được những điểm hạn chế của bản thân mình.
Waldo còn cho rằng: “Bạn nên chọn những đề tài nào mà bạn thích, thậm chí nó không có liên quan gì tới công việc của bạn. Nếu như bạn viết về những chủ đề mà bạn thích thì bạn sẽ đề cập đến những vấn đề đó sâu hơn và chính điều đó sẽ giúp mọi người thích blog của bạn.”
Theo Thúy Hiền